HIỆU CHUẨN MÁY ĐO CLO DƯ

Clo là hóa chất không thể thiếu trong quá trình xử lý nước sạch nhưng cũng là chất có tính độc cao. Vì vậy việc sử dụng nước uống có chất này tồn đọng sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Khi sử dụng nước uống có hàm lượng Clo cao hơn mức tiểu chuẩn là >0,5mg/l sẽ gây độc cho người sử dụng

Ngày đăng: 11-03-2024

69 lượt xem

Clo dư trong nước nồng độ bao nhiêu là an toàn?

   Dưới đây là tiêu chuẩn nồng độ Clo dư trong nước đối với nước uống, nước sinh hoạt, nước bể bơi:

Đối với nước ăn uống – sinh hoạt

   Chất clo dư trong nguồn nước sinh hoạt là dạng clo có sẵn, hóa chất được thêm vào nước nhằm khử trùng và vô hiệu hóa các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh trong nước. Theo quy định OCVN01:2009/BYT thì hàm lượng clo dư được phép trong nước sinh hoạt ăn uống là 0,3 – 0,5 ppm. Nhưng trên thực tế thì hàm lượng Clo ở trong nước máy tại Việt Nam thường cao hơn mức quy định khá nhiều.

Đối với nước bể bơi

   Clo dư trong nguồn nước hồ bơi được hiểu là lượng clo sẵn có để khử trùng, xử lý nước bể. Đồng thời chất này dùng để oxi các loại chất hữu cơ, loại bỏ rong rêu, cần bằng pH, tiêu diệt tảo, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại,…Hàm lượng clo dư đạt chuẩn trong nguồn nước bể bơi là 1-3 ppm.

Trong nước khi có lượng clo dư bạn sẽ dễ dàng nhận thấy nước có mùi khó chịu và vị khó uống. Đây là chất oxi hóa mạnh nên Clo có thể gây ra nhiều trường hợp có các triệu chứng khác nhau. Dựa theo hàm lượng clo trong nước uống và thời gian sử dụng, cơ địa của từng người sẽ khác nhau. Một số dấu hiệu cơ thể người dùng sẽ gặp phải như khó thở, ho, tức ngực, chóng mặt,….Nghiêm trọng hơn khi sử dụng nước chứa clo vượt mức cho phép sẽ gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Quy trình hiệu chuẩn máy đo clo dư

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài

Kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:

+ Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật và ghi các thông tin về tên, nhãn hiệu, kiểu /loại, số hiệu, chỉ thị của phương tiện đo, phạm vi hoạt động, độ phân giải, của nhà sản xuất.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:

+ Bộ phận chỉ thị hoạt động ổn định, không có hiện tượng thay đổi đột ngột, biến động, các số hiển thị phải rõ nét, không bị mờ hoặc mất nét.

Bước 3: Kiểm tra đo lường

Máy đo nồng độ clo dư được kiểm tra đo lường theo trình tự các nội dung, phương pháp và các yêu cầu sau đây:

- Kiểm tra điểm “0”

- Kiểm tra sai số

- Tính toán độ không đảm bảo đo

Bước 4: Xử lý kết quả

- Thiết bị sau khi hiệu chuẩn được dán tem, cấp giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn.

- Chu kỳ hiệu chuẩn được khuyến nghị là 1 năm.

Công ty Cổ Phần điện tử CALTEK chuyên cung cấp các dịch vụ về hiệu chuẩn, kiểm tra và sửa chữa các thiết bị điện tử, cơ khí, đo lường và dụng cụ máy móc thử nghiệm, cung cấp và tư vấn các thiết bị đo lường... trong nhiều lĩnh vực bao gồm điện, điện tử, hóa học, cơ khí, nhiệt độ, áp suất, may mặc, thực phẩm và môi trường.

 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ CALTEK
 CALTEK ELECTRONICS JOINT STOCK COMPANY

Địa chỉTầng 3, Hà Nam Plaza, phường Vĩnh Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương

Chi nhánh: Tầng 2, trung tâm điều hành KCN Tiên Sơn, đường TS11, KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Hotline: 0326.781.115
Email: 
ha.dang@caltek.com.vn

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
...